Có được lập hộ di chúc phần di sản cha mẹ để lại?

Bố mẹ tôi mất cách đây 1 năm, ngôi nhà tôi ở hiện nay do bố mẹ để lại và là nơi thờ cúng tổ tiền (vì tôi là con trưởng). Ông bà nội, ngoại của chúng tôi đều đã mất. Nay tất cả các em tôi muốn làm di chúc cho tôi được không?
Có được lập hộ di chúc phần di sản cha mẹ để lại?

Tại điểm a, Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) quy định: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. 

Theo bạn trình bày thì hàng thừa kế của bố mẹ bạn chỉ còn 05 người (đó là bạn và bốn người em của bạn). Tại Điều 642 BLDS quy định: “1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác; 2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản; 3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế” .


Theo quy định tại Điều 633 BLDS 2005 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Vì bố mẹ bạn đã mất được 01 năm (một) nên các em bạn vẫn hưởng phần di sản mà bố mẹ bạn để lại theo quy định của pháp luật sau đó định đoạt phần mà họ được hưởng theo nguyện vọng của họ. Tại Điều 646BLDS quy địnhDi chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.


Tại Khoản 4 Điều 49 Luật Công chứng (LCC) năm 2006 quy định: “Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản”.

Theo quy định nêu trên thì các em bạn nếu muốn để lại di chúc cho bạn thì phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Trường hợp đã có văn bản thỏa thuận phân chia thì họ có thể làm di chúc cho bạn phần mà họ được hưởng.


Tuy nhiên, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết, do vậy để tránh trường hợp người lập di chúc thay đổi ý chí và mâu thuẫn xẩy ra sau này, tốt nhất bạn cùng bốn em của bạn nên tiến hành đồng thời thủ tục khai nhận di sản thừa kế, phần của người nào thì người đó vẫn nhận sau đó tặng cho lại cho bạn – theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Công chứng: “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác”. Việc tiến hành đồng thời nêu trên, sẽ đảm bảo quyền lợi cho bạn và tránh được những vấn đề có thể xẩy ra như chúng tôi đã phân tích nêu trên.